Các điểm chạm giữa công ty và ứng viên là gì? Gợi ý giải pháp…
Trong quá trình ứng tuyển một ứng viên sẽ tiếp xúc với công ty – nhà tuyển dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Khi nhận thức được những điểm tiếp xúc này và tinh chỉnh chúng là một việc rất hữu ích để đảm bảo hiệu quả của quá trình tìm kiếm và lựa chọn ứng viên phù hợp.
Touchpoints trong Employer Branding (Điểm tiếp xúc hoặc điểm chạm) có thể được định nghĩa là bất kỳ cách nào mà ứng viên/ nhân viên (trong bài này tạm gọi chung là employees) có thể tương tác với nhà tuyển dụng (employer), cho dù đó là tiếp xúc cá nhân, thông qua trang web, ứng dụng di động hoặc bất kỳ hình thức truyền thông nào.
Ngoài giá trị thu hút của công việc, ngoài thương hiệu tuyển dụng thì hành trình trải nghiệm ứng viên là vấn đề quan trọng để rút ngắn khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.
Thông thường, khi hiểu rõ kỳ vọng, mong muốn của ứng viên và phân tích so sánh sự phù hợp giữa mong muốn của ứng viên và giá trị thu hút của công việc, người làm công tác tuyển dụng cần đề xuất giá trị EVP- Employee Value Proposition. Định vị giá trị, lợi ích khác biệt của doanh nghiệp, Công ty chúng ta tạo giá trị khác biệt như thế nào? Sau đó thiết lập "Cơ chế thu hút nhân tài, Thương hiệu tuyển dụng và Hành trình trải nghiệm ứng viên"
Ví dụ, ở giai đoạn tìm kiếm thông tin tuyển dụng, ứng viên mong muốn tìm được thông tin công ty dễ dàng, điểm chạm lúc này là việc tiếp cận thông tin, và giải pháp của doanh nghiệp là
1/ Thông tin dễ thấy (ứng dụng đa dạng kênh: youtube, intagram, linkind, facebook, web...); Công cụ: SMS Mar, Email Mar, CRM, Lanning page...
2/ Thông tin dễ hiểu, chân thực: Content trọng tâm, đơn giản, đầy đủ, súc tích...
…..
Hoặc trong giai đoạn tuyển dụng, ứng viên mong muốn được đối đãi tử tế, trân trọng thì điểm chạm là việc ứng xử tử tế. Do vậy nhà tuyển dụng cần hỗ trợ ứng viên từ điểm đầu của hành trình ứng tuyển đến khi phỏng vấn. Chỉ dẫn chi tiết, quan tâm, ứng xử bằng sự tử tế (Trao đổi thông tin, hướng dẫn, chia sẻ, định hướng...)
Tất cả bắt nguồn từ điểm chạm cảm xúc chân thực…
Một EVP đẹp, chân thực và thu hút sẽ không thể đến được ứng viên/ nhân viên nếu không được truyền tải qua những touchpoints (điểm chạm) phù hợp, nó cũng chỉ có thể được lan toả khi công ty có những giá trị “đúng chất” và thể hiện chân thực trong thực tế để được ứng viên/ nhân viên cảm nhận một cách sống động.
File đính kèm là gợi ý 1 số cách giúp các bạn tạo hiệu ứng tốt trong điểm chạm với ứng viên.
TẢI FILE MẪU ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ EVP EVP- Employee Value Proposition