Khoá học

của tôi

Đăng nhập

Tài khoản

Hotline

0969798944

 
ĐĂNG KÝ VÀ ĐĂNG NHẬP
ĐĂNG KÝ
Vui lòng đăng ký tài khoản theo biểu mẫu bên dưới
Các ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
ĐĂNG NHẬP
Vui lòng đăng ký tài khoản theo biểu mẫu bên dưới
Các ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin

OLE – CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG TOÀN DIỆN

Cập nhật: 17/11/2018
Lượt xem: 4484
OLE – CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG TOÀN DIỆN
Để đánh giá về chỉ số hiệu quả lao động, chúng ta có rất nhiều phương pháp, nhưng tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp cần phân tích chỉ số nào, chúng ta sẽ thiết lập đo lường theo chỉ số đó.
 
Vào dịp cuối năm các doanh nghiệp hay tổ chức đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả lao động của doanh nghiệp mình.
Dựa vào các chỉ số nào giúp doanh nghiệp bạn có thể kịp thời xử lý các chỉ số, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả lao động một cách toàn diện? 
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn một cách thức để đánh giá hiệu quả lao động toàn diện đó chính là OLE (Overall Labor Effectiveness).
Là chỉ số đo lường kết quả công việc của Công nhân viên, được tính toán dựa trên công thức OLE sau:
OLE = A x P x Q
A (Available): gọi là chỉ số sẵn sàng làm việc
Công thức A:
P (Performance): gọi là chỉ số năng suất.
Công thức P:

Q (Quality): gọi là chỉ số chất lượng công việc.
Công thức Q:

 


Lượng thời gian kế hoạch phải làm việc trong tuần: 5 ngày
 
Ví dụ 1: Trưởng Phòng Kinh Doanh
  • Lượng thời gian thực tế làm việc trong tuần: 4 ngày.
  • Số lượng công việc Ban Giám Đốc yêu cầu phải hoàn thành trong tuần: 10 việc
  • Số lượng công việc thực tế hoàn thành trong tuần: 9 việc
  • Số lượng công việc hòan thành đạt yêu cầu của Ban Giám Đốc: 8 việc
Tính OLE theo tuần của một chức danh Trưởng phòng Kinh doanh?
OLE theo tuần của một chức danh Trưởng phòng Kinh doanh được tính như sau: 
A = 4/5 → A = 0,8
P = 9/10 → P =0,9
Q = 8/9 → Q = 0,89
→ Kết quả  OLE = 64,08%
Kết luận: Trong tuần vừa qua, Trưởng phòng Kinh doanh về chỉ số hiệu quả lao động toàn diện chỉ đạt được 64,08% (điều đó có nghĩa là 35,92% là lãng phí cần phải cải tiến).
 
Ví dụ 2: Công nhân bảo trì máy móc
  • Lượng thời gian kế hoạch phải làm việc trong ngày: 8 giờ
  • Lượng thời gian thực tế làm việc trong ngày: 8 giờ.
  • Số lượng công việc phải sửa chữa hoàn thành trong ngày: 10 việc
  • Số lượng công việc phải sửa chữa thực tế hoàn thành trong ngày: 8 việc
  • Số lượng công việc sửa chữa hoàn thành đạt yêu cầu của Trưởng bộ phận: 7 việc
Tính OLE theo ngày của một Công nhân bảo trì máy móc?
OLE theo ngày của một Công nhân bảo trì máy móc được tính như sau:
A = 8/8  → A = 1
P = 8/10 →  P = 0,8
Q = 7/8 → Q = 8,75
→ Kết quả OLE = 70%
 Kết luận: Trong tuần vừa qua, Công nhân bảo trì máy móc về chỉ số hiệu quả lao động toàn diện chỉ đạt được 70% (điều đó có nghĩa là 30% là lãng phí cần phải cải tiến)
Chú thích:
OLE ≥ 85%: Chuẩn mực quốc tế (World Class)
60% ≤ OLE < 85%: Khá
40%  ≤ OLE <  60%: Trung Bình
OLE < 40%: Kém

Tin tức cùng chuyên mục
TÍN - TÂM - TRÍ - NHÂN - KHÍ
Địa chỉ: Khu Vinhomes Garden, Đường Hàm Nghi, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0969 79 89 44
Website: hocnhansuonline.com
 
Bản quyền 2018 thuộc về hocnhansuonline.com
Thống kê truy cập: Đang online: 10 - Tổng truy cập: 7.162.063
 
Video